Denim Jeans được xem là một trong những đại diện của thời trang thế kỷ 21. Sản phẩm này luôn thay đổi không ngừng để bắt kịp với xu hướng thời đại mới. Thế nên một chiếc quần jeans hay áo jacket bạn mặc hiện tại đã khác hơn rất nhiều so với thời gian trước đây.
Thế nhưng, thực tế trong hàng trăm hàng nghìn thiết kế Denim được ra đời mỗi năm thì luôn có bóng dáng của mẫu denim truyền thống. Hiểu được điều này, trung tâm đào tạo thời trang LUVINUS sẽ đi lý giải cho bạn chi tiết raw denim là gì?
Vậy rốt cuộc raw denim là gì? Xu hướng thời trang raw denim có đang lỗi mốt hay không?
Menu
Raw Denim Là Gì?
Hầu hết các sản phẩm quần jean trước đây đều được xuất ra thị trường khi đã qua công đoạn xử lý sau công đoạn may. Cụ thể, chúng được xử lý hóa chất, giặt để làm mềm vải, giảm độ co rút cũng như giảm mức độ phai của thuốc nhuộm. Một số sản phẩm còn được vò, chà nhám hoặc mài rách để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Thế nhưng với Raw Denim thì hoàn toàn khác. Đây là dòng sản phẩm được làm từ vải denim nhưng hoàn toàn không qua bước giặt (unwashed) hay xử lý (untreated). Vải denim được lấy ra khỏi khung dệt để may thành sản phẩm và xuất xưởng luôn sau đó. Vì là vải chưa được giặt trước nên chất liệu của Raw Denim khá khô cứng trong những lần mặc đầu tiên. Vì thế, các sản phẩm này còn có tên khác là Dry Denim (Denim khô).
Raw denim là gì? Thông thường, raw denim được chia ra làm hai loại cụ thể như sau:
- Sanforized Denim là loại sản phẩm đã trải qua một số quy trình xử lý cơ học và hóa học. Điều này giúp ngăn cản sự co rút của vải sau khi giặt. Vì thế, chúng còn có tên là Pre-shrink Denim (Denim đã co sẵn). Hầu hết các loại quần áo được sản xuất hàng loạt đều sẽ trải qua quá trình này, bao gồm Raw Denim. Tỷ lệ co rút tiêu chuẩn khi sử dụng quy trình này là thường rơi vào khoảng 1%, tức là cứ 100cm vải sau khi giặt sẽ có lại thành 99cm.
- Unsanforized Denim là loại sản phẩm không trải qua quy trình xử lý cơ học và hóa học nêu trên. Vì thế, sản phẩm bị co rút khá nhiều sau khi giặt, tỷ lệ co rút có thể lên tới từ 5%-10%. Tên gọi khác của loại Denim này là Shrink to Fit Denim (denim vừa dáng người). Với những người có dáng slim, cao gầy thì sản phẩm Denim theo dòng này sẽ cực kỳ phù hợp vì khả năng tôn dáng hiệu quả.
Raw Denim chia ra 2 dòng sản phẩm cụ thể với những ưu nhược điểm nêu trên
Selvedge denim là gì?
Selvedge denim là gì? Vì sao Selvedge rất hay bị nhầm lẫn với Raw Denim? Hiểu một cách đơn giản, selvedge denim là loại vải denim dệt biên với phần biên vải (hay mép vải) được dệt liền mạch. Bởi lẽ, từ selvedge bắt nguồn từ chữ “self-edge”, dịch nôm na là loại denim có mép vải được thắt lại. Để hiểu rõ hơn về loại vải này thì chúng ta cần hiểu về cách dệt của loại vải này.
Nếu phân loại theo biên vải (mép của vải) thì có 2 loại là selvedge và non-selvedge denim ( hay denim dệt biên và vải denim thường).
Trên thực tế, nếu xét về giá thành trên mỗi mét dài của hai loại vải selvedge và non-selvedge denim thì không có sự chênh lệch. Thay vào đó, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở khổ vải và cách cắt vải.
Vải selvedge có khổ vải nhỏ và thường sẽ chỉ bằng một nửa so với vải non-selvedge. Do đó, để là ra một chiếc quần jeans sẽ phản tốn đến 1 mét vải denim thường nhưng tới gần 3m vải selvedge denim. Đó là lý tức là tiền vải của quần selvedge có giá thành cao hơn gần 3 lần so với tiền vải của quần denim thường
Selvedge denim là gì? Khác biệt như thế nào với vải Raw Denim
Mọi người thường hay nhầm lẫn về selvedge denim và raw denim nhưng trên thực tế đây là hai khái niệm không giống nhau. Bởi lẽ, Raw denim là vải denim sống và hoàn toàn chưa qua xử lý wash. Ở đây, wash được hiểu là quá trình làm bay màu của quần jeans, loại bỏ lớp hồ trên vải giúp chiếc quần mềm và tạo thêm các hiệu ứng như mài, cào, sờn, rách cho sản phẩm,… Trong khi đó, selvedge denim thường là vải denim biên dệt. Còn Selvedge denim có thể là raw denim hoặc cũng có thể là loại denim đã qua xử lý wash trước đó rồi mới tạo nên thành phẩm. Vì thế khái niệm Selvedge sẽ rộng hơn Raw denim.
>>> 15+ Cách Phối Quần Jeans Với Áo Sơ Mi Đơn Giản – Trẻ Trung
Đặc điểm của sản phẩm raw denim
Bên cạnh câu câu hỏi Raw Denim là gì? Hẳn nhiều người cũng thắc mắc sản phẩm Raw Denim có gì khác biệt so với Denim thông thường. Vì thế, 3 đặc điểm cụ thể sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này:
#1. Raw denim thường khá cứng và sẽ bị co lại sau khi sử dụng
Như khái niệm ở trên thì raw denim là cách gọi của quần jean được sản xuất từ vải Denim truyền thống mà không qua bất kỳ xử lý nào. Vì thế, nó thường khô, cứng hơn do vẫn phủ một lớp hồ ngoài sợi vải. Lớp hồ này sẽ mất đi sau quá trình sử dụng, giặt và quần sẽ mềm hơn.
Sản phẩm quần jean nam, nữ raw denim với màu vải nguyên thủy
Vải raw denim dù là vài 100% cotton không thun giãn thì trong quá trình sử dụng vẫn không tránh khỏi hiện tượng bị co lại. Đó là lý do vì sao khi mặc quần jean chưa wash người mua nên ưu tiên chọn size quần rộng hơn. Thực tế rằng không có tiêu chuẩn cố định cho việc quần jean sẽ co lại bao nhiêu vì điều này sẽ phụ thuộc vào chất liệu vải. Nhưng thông thường loại vải denim 100% cotton thì quần thường co lại khoảng 2cm. Trong khi đó, quần jean khi đã qua xử lý wash thì đã co lại và quá trình sử dụng sẽ không co lại nữa.
#2. Raw denim thường bị đá ống
Quần Raw Denim thường có xu hướng bị đá ống
Quần raw denim hay bị đá ống hẳn là đặc điểm quen thuộc mà hầu hết những người yêu thích loại quần này đều nhận thấy. Nguyên nhân xuất phát từ bản chất của vải Raw Denim. Vải denim thường được dệt chéo và khi lật mặt trong của quần jean sẽ thấy vải được dệt chéo từ trái qua phải hoặc ngược lại. Khi quần bị co lại thì quần jean có xu hướng sẽ ít nhiều bị xoắn theo đường chéo này dẫn tới việc hiện tượng quần bị đá ống. Đối với quần jean đã qua quá trình wash thì sẽ ít bị đá ống hơn và ống quần cũng đều hơn trong quá trình sử dụng.
#3. Raw denim thường bị bay màu
Quần jean sống sẽ bay màu một cách tự nhiên và tùy theo các mức độ khác nhau trong quá trình sử dụng. Càng giặt nhiều thì màu sẽ bay màu nhanh hơn và càng hoạt động nhiều thì phần đầu gối và phía sau mông cũng sẽ nhạt màu hơn.
Điều này cũng là đặc điểm được yêu thích của mẫu quần jean làm từ vải raw denim. Bởi lẽ, cùng là mẫu quần này nhưng theo thời gian nó sẽ biến đổi trở thành những mẫu quần rất khác nhau.
Hình ảnh quần jean ống đứng chưa qua xử lý wash và sự biến đổi màu sắc một cách tự nhiên của nó theo thời gian
Một số khó khăn cần lưu tâm khi “chơi” quần Raw Denim
#1. Mức giá sản phẩm
Chi phí cho một sản phẩm Raw Denim thường khá cao khoảng từ 50 đến 400 USD. Đây là mức giá khá cao so với thu nhập chung của hầu hết người Việt Nam. Trên thế giới hiện có 2 nguồn Denim đạt chất lượng tốt nhất tính đến hiện tại đó là Mỹ và Nhật Bản. Những sản phẩm của Mỹ và Nhật thường có giá rất cao nhưng đổi lại là những sản phẩm rất chất lượng.
Tuy nhiên không phải sản phẩm Raw Denim nào cũng mặc định ở mức giá cao. Điều này còn tùy thuộc vào nguồn vải sử dụng cũng như chất lượng gia công. là giá cao. Ở các nước như Trung Quốc hoặc Bangladesh, bạn có thể tìm thấy những chiếc quần Raw Denim với mức giá khá rẻ chỉ từ 20 USD nhưng vẫn đạt chất lượng ổn, thậm chí là khó nhận ra sự khác biệt với hàng 100 USD.
Cùng một loại vải giống nhau có thế cho ra hàng trăm sản phẩm với mức giá chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng tất nhiên, sản phẩm có giá cao sẽ phản ánh mức độ gia công chất lượng cao, tỉ mỉ và cách điệu tinh tế hơn. Vì thế, người tiêu dùng có nhu cầu thường tìm mua Raw Denim của các thương hiệu lớn (Levi’s, A.P.C…).
Sản phẩm quần Raw Denim làm từ bông Tân Cương, Trung Quốc đang khá nổi tiếng trên thị trường quốc tế
Nếu bạn mới tập chơi và không quá quan tâm về sự cầu kỳ, chính xác quá cao thì sản phẩm Raw Denim giá rẻ là lựa chọn hợp lý. Nó rất đáng giá để bạn rèn luyện và thử sức với đam mê mới mẻ của mình.
#2. Thời gian làm quen
Raw Denim khác với các sản phẩm khác ở chỗ, người sử dụng cần phải trải qua quá trình break-in (giai đoạn chăm chút và mặc sản phẩm). Giai đoạn này nhằm làm mềm vải, tạo dáng và tạo mờ vải theo phom dáng của người mặc.
Quá trình break-in thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào tần suất và mức độ sử dụng. Lúc này, người chơi nên hạn chế giặt sản phẩm ít nhất có thể để tránh làm sản phẩm bị phai màu.
Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá nhiều về diều này. Bởi lẽ, một số sản phẩm Raw Denim dưới 16 oz thì quá trình break-in thường xảy nhanh hơn. Chỉ mất từ 2-3 lần giặt trong vài tuần là bạn đã có một sản phẩm Raw Denim khá ưng ý rồi.
Ảnh một chiếc quần Raw Denim mang thương hiệu Naked & Famous 32oz sau 18 tháng hoạt động
#3. Kích cỡ sản phẩm
Hầu hết các loại quần Raw Denim trên thị trường đều được thiết kế dành riêng cho những anh chàng cao gầy, tiêu chuẩn. Vì lẽ đó, kiểu quần này không phù hợp với những chàng trai có đùi to. Mặc dù vẫn luôn có một số nhãn hiệu Raw Denim được sản xuất riêng cho lớp người chơi này, nhưng số lượng lại không nhiều.
Bên cạnh đó, tỷ lệ co rút vải cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự vừa vặn của người mặc. Đa số người tiêu dùng thường chỉ xem số size sản phẩm mà quên mất tỷ lệ co rút vải cùng thông số liên quan. Tại Việt Nam hiện nay có rất ít shop địa phương bán sản phẩm Raw Denim nên mọi người chơi thường mua online. Do đó việc quan tâm và nắm được các thông số này để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Chắc chắn bạn không muốn mua nhầm một chiếc quần Raw Denim Unsanforized có size 32 nhưng sau khi giặt lần đầu tiên đã không vừa người rồi chứ? Đừng quên tiêu chí: “Mua lớn không mua nhỏ – mua dài không mua ngắn.”
Các sản phẩm Raw Denim của nhà mốt Hearte luôn đạt tỷ lệ co rút từ 2% – 3%
Ở Hearte, các sản phẩm Raw Denim luôn được xử lý Sanforized với tỷ lệ co rút khoảng từ 2%-3%. Đây là tỷ lệ mà theo Hearte cho rằng tốt nhất bởi nó luôn cân bằng với đa số người sử dụng. Điều này giúp quá trình giặt vải sẽ không co rút quá nhiều mà lại hơi fit với dáng người.
#4. Màu thuốc nhuộm
Do vải Raw Denim thường sử dụng phương pháp nhuộm dây (Rope Dyeing) và không qua bước giặt hay các bước xử lý hóa học khác nên màu thuốc nhuộm thường lem ra khi tiếp xúc với nước. Nó sẽ ghi dấu ấn của mình trên bất cứ vật dụng gì nó tiếp xúc, như da chân, ghế ngồi, yên xe,… thậm chí đôi giày của bạn nếu không cẩn thận. Mặc dù, việc tẩy vết lem từ màu nhuộm cũng không quá khó khăn nhưng điều này cũng gây khó chịu cho một số người sử dụng.
Thế nhưng, sau một vài tuần mặc và 3-4 lần giặt thì chất liệu vải sẽ mềm ra và hiện tượng lem màu này không còn xảy ra nữa. Đó là lúc bạn bắt đầu “cá nhân hóa” cho món đồ Raw Denim của mình.
Các sản phẩm Raw Denim thường mang đậm dấu ấn cá nhân nên được nhiều người yêu thích
Trên đây, trung tâm thiết kế thời trang LUVINUS đã gửi đến câu trả lời xoay quanh raw denim là gì? Những khó khăn và lý do sản phẩm Raw Denim vẫn luôn hot hit và được nhiều người yêu thích sử dụng.