Các bài viết dạy cắt may đầm ôm thường không quá phổ biến. Bởi lẽ, đây là loại trang phục khá kén dáng người. Tuy nhiên, nếu có được một chiếc váy liền ôm sát phù hợp với mình, bạn có thể tha hồ diện nó cho bất cứ dịp nào. Đó là lý do nếu có một chút khéo léo và kiên nhẫn, bạn nên thử cách may đầm body theo hai cách: cắt rập và làm draping bên dưới!
Menu
Dạy cắt may đầm ôm
Đầm ôm sát là kiểu váy liền được thiết kế với những đường cong ôm sát cơ thể. Rất nhiều phụ nữ dường như không bao giờ có thể từ bỏ phong cách này! Khá dễ hiểu lý do tại sao đầm ôm lại được ưa chuộng nhiều đến vậy. Chúng giúp làm nổi bật các đường cong của người mặc mà lại không kém phần sang trọng. Tuy nhiên, không hề dễ dàng để có một chiếc đầm ôm vừa vặn, vì cơ thể bạn sẽ có những điểm khác biệt so với mẫu đầm may sẵn ngoài cửa hàng. Đó là lý do bài viết này ra đời giúp bạn có thể tự tay thực hiện một chiếc đầm ôm body cho riêng mình. Có rất nhiều công thức dạy cắt may đầm ôm nhưng các bạn lưu ý một điều, cơ thể phụ nữ không ai như ai, và tùy từng đối tượng người mặc (chị em công sở, tuổi teen, người trung tuổi…) chúng ta cũng sẽ có những size số quy chuẩn khác nhau. Vì vậy, để nắm được cách may váy liền ôm sát một cách chuẩn chỉnh, bạn nên tham gia một khóa học cắt may cơ bản để biết cách xử lý form ôm sát cho từng đối tượng: người béo, người gầy, người cao, người thấp…
Lấy số đo
So với các trang phục khác, cách may váy ôm liền thân yêu cầu kỹ thuật đo của người may nhiều hơn. Không chỉ vì có nhiều vị trí đo hơn mà để may một chiếc đầm hoàn hảo, vừa vặn với cơ thể, bạn cần lấy số đo một cách chuẩn xác nhất.
Vị trí | Cách đo |
Vòng cổ | Đo quanh đường chân cổ. |
Hạ xuôi vai | Khoảng cách từ điểm đầu vai đến ngang vai. |
Rộng vai | Đo khoảng cách 2 điểm xuôi vai. |
Sâu nách | Đo khoảng cách từ điểm xuôi vai đến điểm rơi nách + 2cm (cử động). |
Vòng ngực | Đo xung quanh vòng ngực không siết chặt, không nới lỏng. |
Hạ eo | Khoảng cách từ điểm chân cổ sau đến ngang eo. |
Vòng eo | Khoảng cách từ điểm chân cổ sau đến ngang eo. |
Hạ mông | Khoảng cách từ điểm chân cổ sau đến ngang mông. |
Vòng mông | Đo xung quanh vòng mông không siết chặt, không nới lỏng. |
Chiều dài váy | Điểm đầu vai đến dài áo theo ý muốn. |
Chiều dài tay | Đo từ điểm xuôi vai đến phần dài tay mong muốn. |
Lưu ý:
Một yếu tố quan trọng khác cần chú ý là chiều dài của chiếc váy. Tùy vào kiểu váy và dáng người mà chiếc đầm ôm của bạn có chiều dài khác nhau. Bên cạnh đó, một chiếc đầm body dài có xu hướng trông đẳng cấp hơn so với các mẫu quá ngắn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vải:
Nguyên liệu để may váy thì nhiều vô kể và hầu như chất liệu nào cũng cắt may theo công thức may đầm ôm body được. Vậy nên, bạn có rất nhiều lựa chọn khi chuẩn bị váy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu và cách phối đồ của mình mà bạn sẽ thực hiện may với chất vải khác nhau.
Đối với những bạn mới và chưa quá thành thạo, cách đơn giản nhất là sử dụng những chất liệu có độ dày vừa đủ để có thể xử lý may đầm một lớp. Vải có thể không có dãn hoặc co dãn nhẹ vì nếu sử dụng chất liệu co dãn, bạn cần phải tìm hiểu cách xử lý độ dãn của chất liệu.
- Những nguyên phụ liệu cần thiết khác trong cắt may:
– Chỉ (cùng màu với vải và một màu tương phản)
– Dao cắt hoặc kéo
– Cuộn giấy và bút chì để làm rập
– Thước
– Máy may
– Các nguyên liệu khác
Cách may váy liền ôm sát bằng cắt đo rập
Hãy tiến hành các bước của bài học ngay bây giờ.
Bước 1: Cắt đo rập
Bạn thực hiện vẽ công thức trên rập hoặc trực tiếp trên vải với các đường vẽ sau:
Đường số một: lấy 1 đường ngang bất kỳ để làm đường ngang chân cổ.
Đường số hai: đường hạ xuôi vai, sâu nách, hạ eo, hạ mông, dài áo: bằng số đo.
Đường số ba: đường rộng ngang cổ = 1/6 Vồng cổ + 1
Đường số bốn: đường rộng ngang ngực = 1/4 số đo vòng ngực + cử động (tùy sở thích).
Đường số năm: đường rộng ngang eo = 1/4 số đo vòng eo + ly + cử động (nếu cần)
Đường số sáu: đường rộng ngang mông = = 1/4 số đo vòng mông + cử động (nếu cần)
Đường số bảy: đường thân sau, cao hơn thân trước do có độ rộng vai, và ngực thân trước rộng hơn do có bầu ngực.
Một số lưu ý:
Khi vẽ tay, bạn chú ý đảm bảo sao cho độ dài đường mang tay bằng vòng nách trên thân áo. Bên cạnh đó, khi cắt vải nhớ cộng thêm đường may.
Bước 2: Cắt vải
Cắt vải theo công thức đã đo. Khi vải được gấp làm đôi, bạn sẽ cắt cả hai mặt trước và mặt sau cùng một lúc. Cẩn thận cắt xung quanh các đường phấn của các mảnh mẫu. Sau khi cắt xong, bạn sẽ có hai mảnh giống hệt nhau: một cho mặt váy trước và một cho mặt sau của váy.
Bước 3: May thành phẩm
– Dùng thân trước, thân sau, úp 2 mặt phải vào nhau rồi may ghép vai, sườn.
Bạn nhớ đặt các mặt phải của các mảnh phía trước và phía sau chiếc váy đối diện, thẳng hàng và ghim chúng vào vị trí. Thực hiện đường may thẳng dọc theo chiều dài mảnh vải. Khi may cố gắng không kéo vải của bạn và đừng vội vàng. Bạn phải đảm bảo rằng lớp vải trên cùng không bị kéo nhiều hơn lớp dưới cùng. Nếu không, bạn sẽ tạo ra một kết thúc không đồng đều cho hai mặt.
– Ghép bụng tay.
Tiến hành ghép phần bụng tay của váy một cách cẩn thận, đảm bảo độ chính xác.
– Vào nách, ghép mang tay vào vòng nách thân áo.
Kết thúc tay áo bằng cách ghép nách và mang tay vào vòng nách. Kiểm tra độ dài của tay áo và đánh dấu bằng phấn may. Bạn có thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào để váy vừa vặn hơn. Lần lượt lặp lại cho tay áo thứ hai.
– Lộn đáp cổ hoặc viền tùy theo mẫu thiết kế.
Tạo đường viền cổ áo tùy thích. Đường viền cổ áo ở mặt trước của váy sẽ thấp hơn so với mặt sau. Chúng được tạo ra bằng cách may một vòng cung trơn tru. Khi cắt, bạn có thể vẽ một vòng tròn với kích thước mong muốn trên một mảnh giấy và gấp lại một nửa để tạo ra một mẫu hình bán nguyệt. Sau đó, dùng tấm giấy đó vẽ xung quanh để tạo ra một cổ đối xứng. Bạn cũng có thể tùy chỉnh phần cổ trước để phù hợp với phong cách của mình. Ví dụ tạo vòng cung sâu hơn sẽ làm cho cổ váy được cắt thấp hơn, trong khi hình bán nguyệt rộng hơn sẽ tạo thành một đường viền cổ áo theo kiểu gạch chéo. Và các vòng cung hẹp sẽ mang lại dáng vẻ của một chiếc váy kiểu cổ điển.
– May viền/cuộn/khâu lược các chi tiết cửa tay, gấu váy.
Lưu ý bạn cần kiểm tra độ dài xem chúng đã phù hợp chưa. Tất cả chúng ta đều có cơ thể có hình dạng khác nhau, vì vậy ở đây bạn có thể thêm hoặc bớt chiều dài cho phù hợp. Bạn có thể làm điều này bằng cách thử váy trên cơ thể và đánh dấu độ dài phù hợp. Nhớ chừa thêm 5cm cho viền dưới.
Thực hiện các đường nối vai và cánh tay trên. Bạn có thể bắt đầu từ mép dưới của ống tay áo hướng lên đường viền cổ áo bằng cách sử dụng đường may thẳng và chừa viền khoảng 1,5cm. Lặp lại cho bên thứ hai.
Bước 4: Là hoàn thiện, trang trí.
– Sau khi may xong bạn là phẳng các chi tiết may để sản phẩm được sắc nét nhé.
Để cải thiện kỹ năng cắt may của mình, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo các thông tin về chương trình học cắt may online hoặc học may tại trung tâm của Luvinus. Liên hệ 0961.585.180 để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!
Cách may đầm ôm nâng cao bằng draping
Những năm gần đây, “bộ môn Rập” bắt đầu phát triển với những kiểu mẫu thời trang đa dạng, độ khó cao, làm cho những người theo ngành cắt may buộc phải học lên để có những kĩ năng phân tích mẫu tốt và nhanh nhạy hơn. Ngoài cách truyền thống trên, các nhà thiết kế còn sử dụng một quy trình có tên là làm draping để tiến hành cách may váy ôm liền thân từ bản phác thảo. Đây là cách cho những kiểu váy phức tạp hoặc chưa có công thức sẵn.
Bước 1: Bắt đầu với một mảnh vải nền nếu chiếc váy được làm từ vải nhẹ để giúp váy giữ được hình dạng của nó trên mẫu. Nếu chiếc váy là một loại vải nặng, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Thực hiện ghim các mảnh vải của mẫu váy lên. Lưu ý: Đảm bảo bạn có đủ vải để che giữa các đường viền của chiếc váy.
Bước 3 : Thực hiện treo vải trên thân áo trước. Đây thường là nơi bạn sẽ bắt đầu vì nó đòi hỏi nhiều may đo hơn.
Bước 4: Chọn một nơi có nhiều nếp gấp nhất và bắt đầu ghim vải vào.
Bước 5: Đánh dấu các nếp gấp bổ sung bằng phấn.
Bước 6: Chuyển sang phần thân sau khi bạn đã hoàn thành phần thân trước.
Bước 7: Hoàn thành việc draping với phần váy phía sau.
Bước 8: Cắt vải thừa ra khỏi mẫu tại các đường phấn của bạn. Nhớ để lại các đường may viền. Nếu bạn còn rất ít vải, bạn có thể gấp lại bên dưới thay vì cắt nó đi.
Bước 9: Lấy chiếc váy ra khỏi mẫu và thực hiện các đường may bằng máy may.
Bước 10: Kiểm tra, chỉnh sửa và cắt phần chỉ thừa.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu bằng cách treo một tấm vải muslin lên mẫu và ghim vào vị trí. Sau khi hoàn tất việc draping, bạn có thể chuyển các phép đo sang giấy rập và lặp lại quy trình với vải váy như cách may đầm ôm đơn giản phía trên. Đây cũng là cách giúp bạn tạo rập cho các kiểu váy sau này đấy!
⇒ Tham khảo thêm : Khám phá 7749 Cách Tạo Dáng Khi Mặc Váy Body Cực Sexy, Quyến Rũ
Một số cách mặc đầm ôm
Mặc dù bạn đã làm xong chiếc đầm ôm hoàn hảo cho mình, tuy nhiên mặc chúng một cách tuyệt vời vẫn là một nhiệm vụ khó đối với nhiều người. Dưới đây là một số mẹo phong cách nhất định phải biết khi bạn mặc đầm ôm.
Chọn màu sắc phù hợp: Không có gì phải bàn cãi với thực tế là những màu tối thường giúp trông thon gọn hơn.
Tránh sử dụng quá nhiều phụ kiện: Đảm bảo bạn giữ các phụ kiện của mình ở mức đơn giản vì chiếc váy của bạn đã là chủ đạo.
Cân nhắc việc mang giày cao gót: Giày cao gót sẽ giúp bạn có tư thế tốt hơn và chiều cao được thêm vào cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn.
Như vậy, với bài dạy cắt may đầm ôm này, bạn đã có thể thực hiện cả hai cách may đầm ôm đơn giản và phức tạp. Hãy đi từ những điều căn bản và tập nâng cao để luyện sự thành thạo. Đây là cách luyện tập chắn chắc và nhanh nhất cho những bạn mới bắt đầu. Đừng quên chia sẻ thành quả cùng Luvinus, bạn nhé!
Bài viết cùng chủ đề :
Dạy cắt may quần Tây nữ : “Hướng dẫn” chi tiết, đầy đủ từ A – Z