Cùng với vải gấm, vải lụa thì vải satin là một trong ba loại vải nổi bật có nguồn gốc lâu đời nhất. Gắn liền với sự sang trọng, mềm mại và gợi cảm, vải satin luôn chiếm được ưu thế để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Trong bài viết này, hãy cùng LUVINUS đi tìm hiểu về vải satin là gì? Nguồn gốc cũng như ưu nhược điểm và giá thành của loại vải này nhé!
Vì sao vải satin lại rất được các cô nàng yêu thích?
Menu
Vải satin là vải gì?
Hiểu một cách đơn giản, vải satin là sự đan xen theo kỹ thuật dệt dạng vân đoạn của sợi tơ tằm kết hợp cùng sợi polyester và sợi viscose. Kỹ thuật dệt đặc biệt này tạo nên cấu trúc vải satin vô cùng chặt chẽ, sở hữu đầy đủ những đặc tính từ những loại sợi khác nhau để tạo nên vải satin. Dệt vân đoạn cũng là cách để tạo ra mặt trên của vải satin có bề mặt láng mịn và bóng, còn mặt dưới của vải sẽ có đặc điểm thô mờ.
Dệt vân đoạn là cách để tạo nên loại vải satin mềm mại và bóng mịn
Sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc trong kiểu dệt vân đoạn này có đặc điểm chính một sợi ngang chui xuống dưới đồng thời có thêm một sợi dọc đè lên trên ít nhất hai sợi ngang ban đầu và điều này sẽ lặp lại liên tục theo kết cấu tương tự như vậy. Tấm vải này được tạo ra có hai mặt với mặt sau có nhiều các sợi dọc hơn so với mặt trước. Từ đó, tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy giữa 2 bề mặt của vải satin.
Nguồn gốc xuất xứ của vải satin
Xuất hiện từ thời Trung Cổ rất lâu về trước, loại vải này cùng với nhung gấm, lụa được xếp cùng hàng. Đây được coi là những vật phẩm thuộc hàng thượng hạng và rất quý đến từ các thợ may lành nghề có tiếng dành tặng cho giới quý tộc, dâng lên đức vua, chúa để thể hiện sự tôn kính.
Xuất hiện lần đầu ở Châu Á và cụ thể là tại Trung Quốc, nhờ vào sự phân tán của các thương gia Trung Quốc mang đi buôn bán qua các bến cảng cập dọc các nước mà dần loại vải này được truyền bá rộng rãi.
Vải satin với độ bóng đặc trưng cũng được xem như là “người họ hàng gần” với vải lụa. Do đặc trưng kinh tế mà loại vải lụa này có giá thành khá đắt đỏ, vải satin ngày nay thực sự được xem như một giải pháp thay thế hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều.
3 loại vải satin phổ biến
Lụa satin cao cấp
Chất vải lụa satin cao cấp như thế nào mà được đông đảo giới thời trang yêu thích đến vậy? Đây cũng trở thành item phổ biến diện trong các dịp trọng đại như áo cưới, áo dài, váy đi tiệc,…
Với việc được dệt bằng chất liệu lụa tơ tằm chất lượng cao mang đến cho bộ đồ một vẻ đẹp mềm mịn, có độ bóng hút mắt và uyển chuyển vừa đủ. Bên cạnh đó, một điểm nổi trội giúp chất liệu này ghi điểm tuyệt đối trong mắt phái đẹp bởi chất liệu vô cùng nhẹ nhàng so với các loại được đan dệt với cấu trúc phức tạp khác. Chính điều này đã mang đến cảm giác thực sự nhẹ nhàng và thoải mái cho người mặc.
Vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển và hấp dẫn của chiếc váy lụa satin mềm mại
Quần áo thường ngày, đặc biệt là đồ ngủ nếu được may từ chất liệu vải lụa satin cao cấp còn có khả năng giữ ẩm, bảo vệ hoàn hảo cho quá trình hồi phục da vào ban đêm.
Cotton satin
Vải satin cotton hay còn có tên gọi khác là cotton satin Hàn Quốc. Về mặt bản chất thì đây vẫn thuộc loại cotton truyền thống, được dệt từ chính sợi bông thiên nhiên. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở khâu kỹ thuật dệt vân đoạn đặc sắc dành riêng cho loại vải satin này. Nhưng để phân biệt, cũng như tạo ra sự khác biệt cho chúng thì việc dệt vải satin cotton cần đáp ứng các yêu cầu riêng. Rõ rệt nhất là mật độ của các sợi cotton được đan ít hơn nên nó giữ được đặc trưng về sự thông thoáng và hút ẩm rất tốt vốn có của sợi bông.
Váy được làm từ chất liệu cotton satin với thiết kế thu hút
Từ kỹ thuật dệt vân đoạn như trên thì vải cotton satin cũng có được sự láng bóng nhất định trên bề mặt, cảm giác mềm mịn khi chạm tay vào và đặc biệt không hề bị nhăn nhúm giống như giặt vải bông truyền thống.
Tất nhiên, loại vải đặc trưng này cũng thuộc hàng thượng hạng nên chất lượng được đảm bảo một cách tối đa, không pha lẫn tạp chất nên đảm bảo làn da của người mặc tránh được mọi kích ích hay dị ứng liên quan.
Chiffon satin
Vải Chiffon satin cũng là một loại vải satin cao cấp được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau như Nylon,, Satin truyền thống, Polyester… Ở loại vải này có đặc điểm nổi bật đó là nhẹ nhàng, mỏng mềm của satin, không co giãn của nilon và đặc biệt là không nhăn của polyester, có thể nhìn xuyên thấu được.
Từ những đặc trưng nêu trên mà nó được ưu tiên hoàn hảo dùng để may đồ lót phụ nữ, may áo dài, váy cưới,…
Chất liệu Chiffon satin được các chị em yêu thích bởi vẻ đẹp mềm mại mà không kém phần hấp dẫn
Ngoài ra, còn có những loại satin khác với đa dạng các tính chất, cấu tạo và ứng dụng phổ biến như Antique, Crepe-back, Duchess, Baronet, Charmeuse, Lucent, Messaline, Slipper, Monroe, Panne.
Đặc tính nổi bật của vải Satin
Ưu điểm
Đặc trưng nổi bật của vải satin bóng chính là nó sở hữu một độ bóng đẹp mắt và tối ưu, nhất là loại vải satin lụa. Không chỉ thế, việc sử dụng loại vải này còn mang lại cảm giác vô cùng ấm áp cho ngày đông giá rét mà vẫn thoáng mát vào mùa hè. Chính vì thế người ta thường ứng dụng loại vải này trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nổi bật nhất mà không thể không nhắc đến đó là những bộ chăn ga gối đệm sử dụng chất liệu vải Satin cao cấp.
Bên cạnh đó, chất liệu vải satin cũng có rất nhiều màu sắc cho các bạn lựa chọn; lại dễ tạo hình hoa văn thu hút. Người dùng có thể dễ dàng lựa chọn những gam màu sắc yêu thích và phù hợp với cá tính riêng.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật nêu trên thì ở vải satin vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định như dễ bị rách, khá khó may và tạo kiểu hình dáng; rõ nét nhất là khó giữ nếp. Thông thường, loại vải này chỉ nên giặt tay chứ tránh giặt máy vì rất có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sử dụng và thẩm mỹ của vải.
Ứng dụng của vải Satin trong cuộc sống
Do bề mặt của vải satin thường bóng mượt nên có rất nhiều những ứng dụng sản phẩm làm từ vải satin được mọi người yêu thích lựa chọn. Có lẽ, nổi bật nhất là trên lĩnh vực như: sản xuất các mặt hàng thời trang, phụ kiện; lĩnh vực chăn ga gối gia đình,…
Vải satin trong lĩnh vực may mặc
Một trong những kiểu trang phục phổ biến và được yêu thích nhất từ vải satin đó là những chiếc áo khoác cho vận động viên bóng chày, quần short thể thao, đồ lót sexy phụ nữ, váy cưới, mũ, áo ngủ, áo sơ mi, kính,… Ngoài ra, vải satin cũng được dùng để sản xuất giày chuyên dụng múa ba lê, giày dép và túi xách thời trang.
Những trang phục phổ biến và nổi bật được làm từ vải satin mềm mại
Chất liệu satin cũng trở thành niềm cảm hứng đểcác nhà tạo kiểu của “làng mốt” không ngừng tạo ra những trang phục dẫn đầu xu hướng được đông đảo người mặc ưa chuộng.
Cùng LUVINUS “điểm danh” xem đó là những item gì nhé…
- Váy
Với chất liệu mềm mại và mỏng nhẹ đặc trưng, vải lụa satin là sự lựa chọn cực phù hợp dành cho những chiếc váy hay đầm mà phái nữ yêu thích vào mùa hè.
Váy đầm đơn giản đi sự kiện, event hay cùng xuống phố với bạn bè được làm từ chất liệu vải satin
Vải satin lụa may áo dài đã trở thành một chất liệu quen thuộc để tạo nên sự mềm mại thướt tha cho tà áo dài truyền thống
Những ngày hè nóng bức, các nàng luôn muốn chọn cho mình những chiếc váy vừa đẹp mắt, thời trang nhưng vẫn giữ được sự thoải mái thì vải satin chính là câu trả lời hoàn hảo nhất.
- Jumpsuit
Với những cô gái có thân hình đồng hồ cát hoàn hảo, thì jumpsuit may từ vải satin là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Trái với các bộ jumpsuit thường sử dụng chất liệu vải thô, che đi khuyết điểm của cơ thể, thì các bộ jumpsuit với vải lụa satin họa tiết sẽ khoe khéo được những đường cong hấp dẫn trên cơ thể bạn.
Bộ trang phục jumpsuit đặc biệt này sẽ mang lại cho các bạn nữ hình ảnh vừa kín đáo nhưng cũng rất sexy
- Áo sơ mi kiểu
Những chiếc áo sơ mi cách điệu sử dụng vải lụa satin vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên của phái đẹp cho mùa hè này. Chính sự kết hợp một cách đơn giản của chiếc áo kiểu mix cùng quần jeans, quần short hay chân váy midi dáng dài…vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa mang đến vẻ đẹp thu hút và trẻ trung cho các cô gái.
Áo kiểu vừa đơn giản, vừa đẹp mắt được các cô nàng yêu thích
- Váy cưới
Các mẫu thiết kế váy cưới trong những năm trở lại đang dần có xu hướng tối giản nhất có thể, hướng đến vẻ đẹp nhẹ nhàng và sự thoải mái cho các nàng dâu. Satin là một trong các biến tấu ấn tượng của lụa và taffeta nên vừa có sự mềm mại của lụa tơ tằm, vừa có chút cứng của taffeta. Loại vải này mỏng nên có nhiều ưu điểm khi diện vào mùa hè. Đó cũng là lý do mà váy cưới sử dụng vải satin rất hot hit cho mùa cưới sắp tới.
Chất liệu vải satin được các nàng dâu yêu thích lựa chọn cho ngày trọng đại của cuộc đời
- Khăn choàng
Nhắc đến loại vải này, người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc khăn choàng thời trang với đa dạng các kiểu biến tấu để mix cùng váy đầm đẹp mắt.
Khăn choàng cách điệu cho nữ cũng được sử dụng chất liệu satin mềm mại
Dù là mùa hè hay mùa đông thì những chiếc khăn choàng sử dụng chất liệu làm từ lụa satin vẫn là món phụ kiện đắt giá để phái đẹp có thể diện ở bất kỳ dịp nào.
Vải satin trong lĩnh vực chăn ga gối đệm
Vải satin cũng được dùng để sản xuất các loại chăn ga gối đệm một cách phổ biến. Một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng chất liệu này cho các sản phẩm cao cấp của thương hiệu mình như Hanvico, Everon. Chăn ga sử dụng vải satin đen nổi bật với sự mềm mại, thoáng mát và dễ chịu. Điều này giúp cho giấc ngủ của bạn được thoải mái và trọn vẹn nhất. Không những thế, nếu biết cách xem xét và tính toán kinh tế hợp lý thì vải lụa satin cũng giá thành khá hợp lý, tiết kiệm được chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.
Bộ chăn ga gối đệm sử dụng lụa satin đen được các gia đình yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, mềm mại và thoải mái
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vải satin
Vải lụa satin bao nhiêu 1 mét?
Vải lụa satin bao nhiêu 1 mét là câu hỏi mà không ít người đặt ra. Trước kia, vải satin thường rất đắt tiền vì mức chi phí sản xuất khá cao do đòi hỏi số lượng lớn các sợi tơ tự nhiên và sợi tơ cotton. Tuy nhiên, ngày nay loại vải satin này đã rẻ hơn rất nhiều khi chúng còn được làm bằng sợi tổng hợp; điều này giúp giá thành của vải satin hợp lý và phải chăng hơn.
Vải satin có nhiều mức giá khác nhau và đa dạng tùy thuộc vào sợi vải. Vải lụa satin được làm bằng sợi tơ tằm kết hợp với sợi bông có giá mắc hơn so với vải satin được làm từ sợi tơ tổng hợp. Nhìn chung, giá 1 mét vải lụa satin có giá da động trong khoảng trên dưới 100.000đ, còn vải satin giá rẻ làm từ cotton satin có giá thấp hơn từ 70.000đ – 120.000đ ứng với 1 mét.
Mua vải satin ở đâu?
Vải satin mua ở đâu? Địa chỉ bán vải satin uy tín tại Hà Nội? Bạn có thể mua vải satin ở nhiều chợ vải nổi tiếng ở ngay trong nội thành Hà Nội. Bên cạnh mua vải ở chợ, bạn có thể tham khảo một số những nhà phân phối vải lớn và uy tín đã có tiếng từ lâi như vải Thái Tuấn, Việt Phụng,…
Một số tips bảo quản vải satin đúng cách
Vải satin dù được dệt bằng sợi tự nhiên hay tổng hợp thì tốt nhất vẫn nên được giặt khô để đảm bảo độ bền cũng tính thẩm mỹ tốt nhất. Thông thường, loại vải này không chịu được nhiệt độ quá cao nên bạn không nên phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Đó chỉ là một trong số những lưu ý để giữ được bộ trang phục làm từ chất liệu vải satin được bền đẹp nhất. Sau đây, LUVINUS sẽ gửi đến các bạn 3 mẹo phổ biến về cách bảo quản chất vải satin như thế nào nhé!
- Đọc kỹ hướng dẫn
Đối với bất kỳ sản phẩm nào thì trên vải đều được nhà phân phối in nhãn mác cùng cách bảo quản thích hợp. Trong đó, sẽ có cả những lưu ý riêng với từng sản phẩm như cách giặt, nhiệt độ nước, loại bột giặt bạn nên sử dụng. Điều đầu tiên cần làm của người sử dụng đó đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc khi giặt, là hay ủi sản phẩm.
Có một lưu ý nho nhỏ rằng đối với tất cả các loại chăn ga gối có sử dụng chất liệu satin thì sẽ không thể dùng máy để giặt hay sấy; thay vào đó, việc giặt bằng tay cũng như phơi ở bóng râm mới cách làm đúng đắn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu bước làm sạch nào đó
- Là ủi bộ chăn ga gối làm từ vải Satin
Việc là ủi là điều vô cùng quan trọng để giúp giữ được hình ảnh bộ chăn ga thật phẳng phiu và tươm tất. Tuy nhiên, do Satin là loại chất liệu mỏng, mềm và dễ cháy. Chính vì vậy hãy tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để giữ được độ bền đẹp cho bộ chăn ga của bạn nhé.
Là ủi chăn ga gối làm từ vải satin một cách tỉ mỉ, cẩn thận và đáp ứng các nguyên tắc riêng
Hãy lật mặt bên trong của vải satin để là ủi, cách làm này sẽ giúp giữ được độ láng bóng, mềm mịn và màu sắc tự nhiên của vải satin. Bạn nên sử dụng thêm một miếng lót, có thẻ dùng một chiếc khăn bông mỏng bằng chất liệu nỉ ở giữa bàn là và bộ chăn ga gối để tránh làm hư hỏng chất liệu sat in. Nên là ủi vải satin ở chế độ nóng với mức nhỏ nhất, không ủi ở nhiệt độ cao vì rất có thể vải satin mỏng nhẹ sẽ bị cháy, hỏng khi ở nhiệt độ quá cao.
- Tăng độ bền cho quần áo làm từ vải Satin
Nên ngâm đồ dùng có chất liệu satin vào nước lạnh và cho một ít muối ngâm trong khoảng 2 tiếng trước khi giặt ở lần đầu tiên để giũ sạch được lớp bụi và tăng độ bền màu cho vải. Nên giặt tay và giặt riêng các sản phẩm bằng vải Satin, không nên ngâm chung với các loại quần áo có màu sắc sặc sỡ khác. Sau đó, hãy đem phơi tại nơi râm mát, có nhiều gió. Đặc biệt, cần tránh ánh nắng mặt trời gay gắt tiếp xúc quá lâu với các sản phẩm.
Bên cạnh đó, khi giặt đồ dùng làm từ chất liệu vải Satin nên tránh ngâm trong loại bột giặt có chất tẩy mạnh. Không nên cất giữ quần áo ở nơi ẩm thấp tránh nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng. Đặc biệt đặc điểm của vải Satin là rất dễ bị rút sợi, nên trong quá trình sử dụng người dùng cần cẩn thận, tránh mắc vào vật nhọn nhất là chị em phụ nữ thường xuyên dùng đồ nữ trang như hoa tai, nhẫn, kẹp tóc hãy chú ý.
Trên đây, LUVINUS đã gửi đến các bạn giải đáp xoay quanh chất liệu vải satin đặc biệt hot hit trong mùa hè này. Chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể dễ dàng bảo quan được chiếc váy satin mềm mại của mình vừa giữ được độ bền cùng tính thẩm mỹ theo thời gian đấy nhé!