Đối với thời tiết Việt Nam, việc may áo khoác là thực sự cần thiết. Không chỉ riêng mùa lạnh mà áo khóa còn mới sử dụng được mà ngày nay, áo khoác còn phổ biến rộng rãi cho cả mùa nóng. Có rất nhiều chất liệu khác nhau và với nhiều kiểu áo với mục đích sử dụng khác nhau: che nắng, tạo style riêng… Bài viết này sẽ hướng dẫn cách cắt may áo khoác cực kì đơn giản để các bạn hoàn toàn có thể thực hành nhanh chóng, dễ dàng.
Menu
- 1 Lựa chọn kiểu áo khoác
- 1.1 Phân loại áo khoác theo cấu tạo
- 1.2 Phân loại áo khoác theo kiểu dáng
- 1.3 Lưu ý khi chọn kiểu áo khoác
- 1.4 Lựa chọn chất liệu may áo khoác
- 1.5 Vải Denim
- 1.6 Vải may áo khoác gió
- 1.7 Vải may áo khoác lạnh
- 1.8 Hướng dẫn cắt may áo khoác
- 1.9 Bước 1: Lấy số đo và chuẩn bị nguyên phụ liệu
- 1.10 Bước 2: Cắt vải
- 1.11 Bước 3: May thành phẩm
- 1.12 Bước 4: Hoàn thiện, trang trí
- 1.13 Lời khuyên khi thực hành may áo khoác
- 1.14 Lên kế hoạch chi tiết về áo khoác trước khi bắt đầu may
- 1.15 Đầu tư vào công cụ may
- 1.16 Chọn một lớp lót tốt để tăng độ bền và khả năng giữ ấm
- 1.17 Xem xét thêm một miếng đệm vai
- 1.18 Chú trọng khi may những chi tiết nhỏ
- 1.19 Mặc thử trong khi may
Lựa chọn kiểu áo khoác
Trên thị trường hiện nay có nhiều kiểu áo khoác khác nhau như áo khoác gió một lớp; hai lớp; ba lớp; Loại có dây kéo hoặc dùng nút; áo khoác có mũ trùm đầu, loại áo khoác dáng suông,… Mỗi loại có một ưu điểm và đặc trưng riêng. Trước khi bước vào giai đoạn học cách may áo khoác, Luvinus giới thiệu với các bạn các mẫu mã thịnh hành hiện nay. Hãy chọn cho mình một kiểu áo thích hợp và thực hiện cắt may nhé!
Phân loại áo khoác theo cấu tạo
Áo khoác một lớp
Loại căn bản và dễ thực hiện nhất trong họ nhà áo khoác là áo khoác một lớp thích hợp cho những ngày mùa hè nắng nóng. Với các bạn đã quen những dòng áo khoác vải dày có lẽ hơi bối rối về việc lựa chọn kiểu dáng cho loại áo này. Bạn có thể tham khảo các kiểu áo Shacket, áo khoác sơ mi, áo Denim,….
Áo khoác hai lớp
Như tên gọi của mình, áo khoác hai lớp là loại áo có hai lớp vải. Lớp ngoài cùng thường được làm từ những loại vải dày. Lớp lót bên trong thường được làm từ vải phi bóng, vải lông,… có tác dụng giữ ấm – nhất là những ngày gió rét. Vì vậy, cách may áo khoác hai lớp thường được tìm kiếm nhiều nhất vào mùa đông.
Phân loại áo khoác theo kiểu dáng
Áo khoác túi hộp
Như đã giới thiệu bên trên, các mẫu áo khoác túi hộp (áo khoác shacket) được sử dụng phổ biến và thịnh hành những năm qua. Chúng là sự kết hợp giữa áo sơ mi và áo khoác với form dáng rộng, chất vải cứng cáp. Điểm đặc biệt là chúng có những chiếc túi vải vuông tiện lợi phù hợp với cả bốn mùa trong năm. Áo khoác túi hộp cũng là kiểu áo thích hợp khi bạn tìm kiếm cách may áo khoác nam.
Áo khoác Denim
Một loại áo phù hợp cho tất cả mọi người và không bao giờ lỗi thời chính là áo khoác Denim. Đây là một trong những kiểu áo khoác cho cả nam và nữ không thể thiếu trong tủ đồ.
Áo Blazer dáng dài
Là thiết kế làm mưa làm gió trên khắp các sàn diễn Thu – Đông 2020 chính là áo Blazer,. Chúng được nhiều tín đồ thời trang mê mẩn bởi nét đẹp thanh lịch. Nhất là các cô nàng công sở có thể mặc kiểu áo khoác này với quần âu hoặc chân váy. Hoặc nếu bạn có vóc dáng nhỏ nhắn có thể kết hợp chúng với quần shorts, váy ngắn và boots trông thật thời thượng.
Áo blazer lửng
Một ưu điểm của các bài dạy cắt may áo khoác nữ chính là giúp bạn có thể thoải mái thực hiện kiểu áo khoác độc đáo cho riêng mình. Vậy tại sao bạn không thử phá cách một chút với kiểu áo Blazer lửng mới lạ này? Với độ dài ngang thắt lưng hoặc ngắn hơn, áo Blazer lửng là lựa chọn thay thế hoàn hảo mà vẫn giữ đầy đủ các chức năng như những chiếc áo khoác cồng kềnh khác.
Lưu ý khi chọn kiểu áo khoác
Sau khi tham khảo, bạn thấy có rất nhiều mẫu khác nhau để lựa chọn cho việc cắt may áo khoác. Áo khoác có những độ dài khác nhau và nhiều chi tiết khác nhau. Nếu bạn chưa quen việc may vá, hãy thử tìm một mẫu được xem là ở cấp độ dễ dàng cho người mới bắt đầu. Ví dụ các mẫu áo khoác không yêu cầu giao thoa hoặc có nhiều nếp gấp, các mũi khâu đặc biệt và các bao đóng phức tạp. Bạn cũng có thể muốn tránh xa cách may áo khoác hai lớp. Điều này sẽ làm cho quá trình dễ dàng hơn nhiều. Tìm một mô hình phù hợp với phong cách và nhu cầu của bạn trước khi thực sự bắt đầu.
Lựa chọn chất liệu may áo khoác
Vải Denim
Đây là chất liệu chưa bao giờ bị vòng xoáy thời trang lại “bỏ quên” bởi tính ứng dụng cao. Một chiếc áo khoác Denim thể hiện cá tính bụi bặm, phá cách và mạnh mẽ đầy nội lực. Chúng cũng có một độ bền vượt thời gian.
Vải may áo khoác gió
Nếu quyết định may áo khoác gió bạn có thể tham khảo những chất liệu phổ biến dưới đây:
Vải micro polyester: Đây là loại vải khá nhẹ và khắc phục được nhược điểm lớn là gây ra tiếng động sột soạt khi cử động mạnh. Micro polyester còn có khả năng chống thấm tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái. Chúng thực sự thoáng mát và mỏng nhẹ, dễ chịu khi hoạt động thường ngày vậy nên phù hợp với thời tiết nắng nóng ở Việt Nam. Giá của loại vải này từ khoảng 20.000đ-27.000đ/m và thường chỉ sản xuất theo số lượng lớn.
Nylon: là chất liệu lâu đời nhất và phổ biến khi bạn muốn may áo khoác gió. Điểm cộng của chúng là chống thấm nước, chống gió. Bạn có thể mặc chúng trong những ngày mưa nhẹ.
Vải may áo khoác lạnh
Vải nỉ: là chất liệu phổ biến và thích hợp nhất của áo khoác lạnh. Đây là một loại vải không dệt mà được tạo ra bằng cách nén và phủ các sợi với nhau. Các lớp sợi được giữ lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và độ ẩm thích hợp để đạt được độ dày mong muốn. Với cấu tạo tương đối dày, bề mặt được phủ bằng một lớp lông ngắn bên vải nỉ thường được ứng dụng làm áo khoác lạnh. Loại vải này thấm hút tốt, mềm, mượt, khi sờ vào cảm giác rất dễ chịu. Ngoài ra, chúng rất đa dạng về màu sắc và họa tiết cung cấp nhiều lựa chọn khi may áo khoác. Các chất liệu nỉ trên thị trường hiện nay là: Vải nỉ cotton (giá thành rẻ, đa dạng về màu sắc nhưng hay bị xù lông sau một thời gian sử dụng); Vải nỉ Hàn Quốc; Vải nỉ da cá (vải dày dặn nhưng đảm bảo được độ thoáng khí, co dãn tốt nên thường được sử dụng để sản xuất áo khoác hoặc áo thun).
Tuy nhiên, vải nỉ khá cứng nên khó xử lý hơn các chất liệu khác. Khi may áo khoác vải nỉ bạn cần lưu ý:
- Không nên sử dụng kim may quá to vì có thể bạn sẽ để lại lỗ kim trên vải.
- Xử lý vải (giặt bằng nước lạnh) trước khi cắt may vì chất liệu vải này sẽ bị co lại mỗi khi giặt.
- Tránh sử dụng máy sấy hoặc ủi/là ở nhiệt độ cao như vậy sẽ làm hỏng chất liệu nỉ.
Vải da: Đây cũng là chất liệu toát lên vẻ thời thượng và sang trọng khi may áo khoác. Ưu điểm là đặc tính là mềm mại, đều màu, mịn như nhung và có độ bền cao. Ngoài ra, các áo khoác da có phong cách trẻ trung, cá tính và mang lại cảm giác ấm áp vào ngày lạnh. Tuy nhiên, đây là loại chất liệu khó xử lý và yêu cầu kỹ thuật thành thạo khi cắt may.
Hướng dẫn cắt may áo khoác
Bài viết không chỉ dạy cắt may áo khoác nữ, mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho cách may áo khoác nam, vì chúng ta sẽ bắt đầu phát triển cách may áo khoác từ form rập sơ mi đã lên sẵn. Vậy hãy ôn lại một chút về bài sơ mi nhé.
Bước 1: Lấy số đo và chuẩn bị nguyên phụ liệu
Số đo:
– Vòng cổ – Hạ xuôi vai – Rộng vai
– Sâu nách – Vòng ngực – Hạ eo
– Vòng eo – Hạ mông – Vòng mông
– Dài áo – Dài tay
Bạn thực hiện cách lấy số đo lấy tương tự như những bài hướng dẫn trước của Luvinus nhé!
Nguyên liệu:
Mua vải: Với các thông tin về chất liệu vải chi tiết như trên, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một loại phù hợp để may áo. Đối với áo khoác mặc vào mùa hè với mục đích chống nắng, bạn có thể lựa chọn những chất có độ dày vừa phải và thấm mồ hôi tốt. Hoặc những chất liệu mỏng trong suốt để may áo khoác tạo phong cách riêng cho mình. Nếu bạn may áo khoác cho mùa đông, bạn có thể nghĩ đến cách may áo khoác dạ, hay da lộn, da… và chuẩn bị thêm vải lót gió/ lót nỉ bông cho sản phẩm.
Chuẩn bị các vật liệu cần thiết khác: sau khi nghiên cứu kiểu áo khoác, bạn sẽ có một danh sách các vật liệu cần thiết để hoàn thành dự án của mình. Sử dụng danh sách này để đảm bảo rằng chuẩn bị mọi thứ bạn cần trước khi bắt đầu.
Bước 2: Cắt vải
- Vẽ rập:
Cùng Luvinus ôn lại cách vẽ rập sơ mi trước khi đi vào cách may áo khoác hai lớp nào:
Đường ngang số 1: Đường ngang chân cổ: lấy 1 đường ngang bất kỳ.
Đường ngang số 2: Hạ xuôi vai, sâu nách, hạ eo, hạ mông, dài áo: bằng số đo
Đường ngang số 3: Rộng ngang cổ = 1/6 Vồng cổ + 1
Đường ngang số 4: Rộng ngang vai = 1/2 số đo rộng vai
Đường ngang số 5: Rộng ngang ngực = 1/4 số đo vòng ngực + cử động (tùy sở thích)
Đường ngang số 6: Rộng ngang eo = 1/4 số đo vòng eo + ly + cử động (tùy sở thích)
Đường ngang số 7: Rộng ngang mông = = 1/4 số đo vòng mông + cử động (tùy sở thích)
Đường ngang số 8: Lưu ý vẽ tay sao cho độ dài đường mang tay = vòng nách trên thân áo.
Bước tiếp theo sau khi xong form sơ mi, các bạn phát triển thành form rộng hơn cho áo khoác theo hình gợi ý.
– Khi cắt vải nhớ cộng thêm đường may và chúng ta đi qua bước 3.
– Lót cắt tương tự thân chính, chỉ cần cho chiều dài ngắn hơn thân chính tầm 1,5-2cm (đối với gấu thân chính bạn để 3cm) là được nhé.
- Cắt rập
Khi bạn đã sẵn sàng để may, cắt các mảnh rập mà bạn đã vẽ để tạo ra chiếc áo khoác. Nếu chọn kiểu áo có cấp độ dễ dàng cho người mới bắt đầu thì bạn sẽ không có quá nhiều phần để cắt ra bao gồm mảnh cho mặt trước, mặt sau và tay áo của áo khoác.
- Ghim rập
Thực hiện ghim các mảnh rập giấy vào vải của bạn. Với những bạn tiến hành vẽ trực tiếp lên vải có thể bỏ qua bước này. Mỗi mảnh rập sẽ cho biết loại vải bạn cần cắt ra và làm thế nào để căn chỉnh vải. Ví dụ, một số mảnh rập sẽ cần phải được làm từ vải bên ngoài, trong khi các mảnh khác có thể được làm từ vải lót. Bạn nhớ cẩn thận và đừng cắt nhầm nhé. Lưu ý chỉ ghim dọc theo các cạnh của vải để tránh làm hỏng vải áo khoác. Và nếu chất liệu đặc biệt tinh tế bạn có thể sử dụng kẹp hoặc vật có trọng lượng đặt trên các cạnh của vải thay vì ghim.
- Cắt vải
Tiến hành cắt vải dọc theo các cạnh đã vẽ hoặc ghim. Hãy chắc chắn bạn cắt ngay dọc theo các cạnh của đường mà không vào bên trong hoặc đi quá xa bên ngoài.
Bước 3: May thành phẩm
- Dùng thân trước, thân sau, úp 2 mặt phải vào nhau rồi may ghép vai, sườn.
Tiếp tục may dọc theo các cạnh. Tháo ghim khi may (nếu có) để đảm bảo rằng bạn không làm hỏng máy may của mình.
- Ghép bụng tay.
Tay áo phía trên thường dài hơn một chút so với mặt dưới để mang lại đường cong tự nhiên cho tay áo.
- Vào nách, ghép mang tay vào vòng nách thân áo.
Tùy mẫu áo khoác mà có các hướng dẫn chi tiết về cách may tay áo khác nhau. Nếu bạn có một lớp lót, bạn cần các mảnh vải trong được lắp ráp và khâu lại với nhau. Sau đó, bạn có thể may tay áo vào vị trí.
- Làm tương tự các bước trên đối với lót.
May các lớp lót, giao thoa và vải bên ngoài với nhau. Sau khi bạn đã ghim các mảnh vải lót, hãy sử dụng máy may để may dọc theo các cạnh. Đảm bảo kiểm tra mẫu của bạn để biết loại mũi khâu cần sử dụng. Vì đối với các kiểu áo khoác đặc biệt phức tạp (đặc biệt với cách may áo khoác dạ), những loại mũi khâu khác nhau có thể được yêu cầu cho các loại vật liệu khác nhau. Hãy nhớ rằng bạn có thể không cần phải làm điều này nếu áo khoác của bạn không có lớp lót hoặc giao thoa.
- Ghép cổ/ mũ hoặc lộn cổ tròn tùy mẫu.
- May viền/cuộn, măng-séc các chi tiết cửa tay, gấu áo.
Để tạo một viền cơ bản, hãy gấp phần cuối của ống tay áo vào trong khoảng 1,3 cm. Sau đó, sử dụng máy may của bạn để may vải gấp vào để ẩn các cạnh cắt của vải.
Bước 4: Hoàn thiện, trang trí
- Làm sắc các đường may.
Sau khi đã lắp ráp các mảnh cho áo khoác, bạn nên may nhấn các đường may bằng bàn là/ủi để làm cho chiếc áo khoác gọn gàng và sắc nét hơn. Cài mức nhiệt thấp và đặt áo phông hoặc khăn giữa vải với bàn ủi để bảo vệ áo khỏi bị hư hại. Sau đó, từ từ chạy bàn ủi dọc theo từng đường nối để làm phẳng chúng bên trong áo khoác.
- Thêm các nút/khuy áo khoác. Một số lựa chọn bao gồm: dây kéo, nút thường, nút đóng,…
- Cắt bỏ bất kỳ vải thừa lỏng lẻo.
Sau khi bạn đã hoàn thành áo khoác của mình, hãy kiểm tra lần nữa và đảm bảo không có các sợi chỉ hay vải thừa lỏng lẻo treo trên các đường nối. Nếu có, cắt chúng càng gần các đường may càng tốt nhưng tránh cắt vào vải hoặc chỉ trong đường may.
Sau bước này, áo khoác của bạn đã hoàn tất và sẵn sàng để mặc rồi đấy!
Lời khuyên khi thực hành may áo khoác
Lên kế hoạch chi tiết về áo khoác trước khi bắt đầu may
Đây là loại trang phục hơi phức tạp do đó bạn cần xem xét tất cả các yếu tố trước khi bắt đầu may áo khoác thực tế (nhất là với cách may áo khoác hai lớp). Bạn cần biết các loại phương pháp may khác nhau để lựa chọn và áp dụng, sử dụng vải lót hay không và nên sử dụng loại nào. Thực tế, áo khoác không khó thực hiện nhưng rất nhiều suy nghĩ và cân nhắc cho các vật liệu và phương pháp bạn sẽ sử dụng để có kết quả cuối cùng thành công. Bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho một chiếc áo khoác mới ngay bây giờ bạn nhé!
Đầu tư vào công cụ may
Cũng quan trọng như vải đó là công cụ bạn sử dụng để may. Ngoài máy may và kéo, công cụ quan trọng nhất là một chiếc bàn ủi hơi nước tốt. Nó sẽ giúp bạn nhấn đường may cổ áo hoặc túi hàn và tạo các cạnh sắc nét, đẹp mắt cho viền áo.
Chọn một lớp lót tốt để tăng độ bền và khả năng giữ ấm
Một trong những điều khó chịu nhất về áo khoác khi mua tại cửa hàng là lớp lót mỏng manh luôn bị mòn sau một vài mùa và cần phải thay thế. Đặc biệt các vết rách thường xuất hiện ở những khu vực căng thẳng cao, , cọ xát nhiều như tay áo vì vải lót mỏng và rẻ tiền. Bài học từ điều này là lớp lót áo khoác của bạn cần đủ bền để chịu được sự mài mòn của quần áo và tần suất mặc. Ngoài ra chúng còn phải mịn và đủ trơn để giúp bạn dễ dàng cởi ra. Bạn có thể thử vải lót satin có trọng lượng nặng, có mặt sau bằng vải nỉ cho thêm ấm áp.
Xem xét thêm một miếng đệm vai
Bạn có thêm xem xét việc thêm một miếng đệm vai rất mỏng cho áo khoác của mình. Chúng có thể giúp lấp đầy phần rỗng ở ngực trên.
Chú trọng khi may những chi tiết nhỏ
Thực tế ít người biết được là những gì bên trong càng chi tiết sẽ càng tạo nên sự khác biệt lớn để giúp thành phẩm cuối cùng trông chuyên nghiệp. Bạn nên chú trọng vào mặt trước và cổ áo khoác của mình. Ngoài ra, phần nách và vai cũng là hai chi tiết khó khăn đòi hỏi kỹ thuật thành thạo. Cẩn thận ở những chi tiết này tạo ra sự khác biệt tinh tế nhưng tuyệt vời.
Mặc thử trong khi may
Đôi khi bạn suy nghĩ việc thử đi thử lại chỉ làm chậm quá trình may. Những bước bổ sung này là hoàn toàn xứng đáng vì nó giúp bạn tiết kiệm thời gian cuối cùng. Bạn sẽ phát hiện bất kỳ phần nào không hợp lý sớm để loại bỏ mũi khâu và thử lại. Nếu để đến cuối cùng, bạn sẽ cần tháo rất nhiều chi tiết để có thể sửa chữa.
Nói chung, may áo khoác đơn giản thông thường không quá khác biệt khi bạn thực hành với sơ mi. Chúng chỉ thực sự khác nhau ở cách may áo khoác hai lớp. Để nắm được bài bản cách thiết kế rập và kĩ thuật cắt may cho bất kì một sản phẩm nào bạn yêu thích, đừng quên đăng ký theo học tại Luvinus. Chúc các bạn thành công!