Áo corset là một trong những item thời trang đang khá thịnh hành hiện nay, giúp chị em định hình vòng eo trở nên thon gọn hơn, giúp những trang phục kết hợp cùng cũng trở nên tinh tế và độc đáo hơn. Nếu bạn có hứng thú với kiểu áo này, muốn tự mình thiết kế cho riêng mình thì có thể áp dụng cách may áo corset đơn giản mà Luvinus hướng dẫn ngay sau đây nhé.
Menu
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ may áo corset
Áo corset hay còn gọi là áo nịt bụng, một trang phục thịnh hành vào thế kỷ 16 nhưng đến ngày nay bắt đầu trở thành xu hướng được nhiều chị em quan tâm. Việc may corset khá khó, tốn nhiều thời gian.
Vậy nên, để giúp đơn giản hóa quá trình cắt may cho những người mới học may thì cần phải chuẩn bị những vật dụng sau đây:
– Thước dây
– Ghim hoặc vật nặng chặn mẫu rập
– Phấn thợ may
– 1,5 m vải coutil màu tuỳ thích
– Băng gia cố eo hoặc ruy băng gân
– Gọng thép dẹt hoặc thép xoắn
– Băng vải luồn gọng xương cá
– Chỉ may loại tốt
– Lỗ xâu dây 2 phần 5mm
– Máy may
– Dùi thợ may hoặc dùi đục lỗ vải/da
– Băng keo vải tan trong nước
– Nẹp viền
– Dây thắt
– Nẹp khoá cài và nút cài corset
Bước 2: Công đoạn chuẩn bị vải để cắt may áo corset
Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất để có thể may được chiếc áo corset đẹp và chất lượng. Cụ thể:
Tìm hoặc tạo mẫu rập
Đối với những người mới học cắt may nên lựa chọn những mẫu rập corset trong catalog hay trên internet để có tạo rập tùy chỉnh phù hợp với kích cỡ người mặc là tốt nhất hoặc một mẫu rập có thể điều chỉnh dễ dàng.
Bởi vì corset khá khó may, nên mọi người nên lựa chọn mẫu cơ bản đơn giản sẽ dễ dàng hơn các mẫu phức tạp. Đồng thời, bạn có thể tìm mua hoặc tìm mẫu rập corset trên internet, các cửa hàng phụ liệu may mặc.
Ngoài ra, nếu bạn biết cách làm rập mẫu thì có thể tự mình vẽ mẫu rập tùy chỉnh, nhưng cần phải tính toán theo số đo một cách chính xác, nên việc này với người mới sẽ khá phức tạp.
Xác định số đo
Với một mẫu rập tốt thường sẽ có nhiều cỡ được ký hiệu trên đó thường từ 6 đến 26. Đa phần các mẫu sẽ thừa khoảng 5cm sau lưng để làm phần dây cột cho corset. Sau đó tiến hành đo kích thước dựa vào số đo eo, ngực và hông. Khi đã xác định số đo phù hợp thì mọi người tiến hành lấy mẫu rập ra cắt.
Tiến hành dùng thước dây quấn phần ngực, nên đo tại phần cao nhất vùng ngực khi mặc cả áo ngực để lấy số đo chuẩn.
Sau đó tìm số đo eo bằng việc dùng thước dây đo phần eo tại phần bên trên rốn khoảng 5 cm cùng với điểm nhỏ nhất vùng eo ngang rốn. Bởi vì corset là trang phục giúp định hình cơ thể nên khi đo vòng eo sẽ phải trừ đi 10cm.
Sau đó tiến hành đo phần hông, nên đo ngay phần to nhất của hông, thường dưới eo khoảng 20cm.
Chọn vải
Để may áo corset đẹp thì việc lựa chọn chất liệu vải chất lượng rất quan trọng. Thường sẽ là vải corset coutil chuyên dụng, được làm từ 100% sợi cotton thoáng ký, chắc chắn, ít co giãn. Nếu không có vải này, mọi người có thể dùng vài lanh, canvas chất lượng tốt để tạo nên sản phẩm hoàn hảo.
Nếu dùng vải lanh hay canvas thì bạn lưu ý trong cách may áo corset xong sẽ có độ co giãn hơn so với vải corset Coutil.
Ngoài ra, mọi người có thể may thêm lớp lót bên trong cho corset để tạo cảm giác thoải mái. Với lớp lót này có thể dùng vải cotton dệt khít cotton pha.
Tiếp đến, bạn cần chọn chỉ để may corset. Mọi người nên kiểm tra chất lượng chỉ bằng việc thử chúng bằng việc bứt bằng tay. Nếu sợi chỉ chắc chắn, không đứt dễ thì có thể lựa chọn. Còn nếu chỉ dễ đứt thì khi mặc áo định hình corset sẽ dễ bị bung ra, nên việc may áo corset rất cần sợi chỉ chắc chắn.
Chuẩn bị vải
Trước khi may corset, mọi người cần phải giặt và phơi vải đã chuẩn bị khô rồi tiến hành là chúng cho phẳng phiu, không có gấp nếp hay không bị nhăn trước khi cắt vải.
Kiểm tra thớ vải trước khi may áo corset
Khi quan sát kỹ vải may corset, mọi người sẽ nhìn thấy có một “sợi ngang” nghĩa là sợi chỉ ngang của khổ vài và sợi dọc vuông góc sợi ngang. Vậy nên, mọi người sẽ phải cắt vải theo đường sợi ngang có độ co giãn nhiều hơn, vậy nên, hãy thử kéo cả hai chiều để có thể tìm được chiều nào giãn hơn để cắt.
Ghim mẫu rập vào vải
Mọi người tiến hành đặt rập trên vải theo chiều giãn hơn của miếng vải, thường là chiều ngang. Ngoài ra, bạn nên tránh để vải có độ giãn quanh vòng eo để tiến hành gim rập vào vải.
Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể dụng vật nặng hoặc đá để đè lên mẫu rập để cố định chúng. Lưu ý, với cách này mọi người cần dùng phấn vẽ viến theo mẫu trước khi tiến hành cắt để hạn chế bị xô lệch.
Cắt rời các mảnh vải
Trước khi cắt phải đảm bảo những mảnh vải được đặt đúng vị trí đã bố trí. Sau đó tiến hành cắt một cách cẩn thận, bởi vì những mảnh vải khi cắt đã được đo đạc một cách chính xác, nếu cắt lệch thì corset sẽ không vừa với mẫu.
Vậy nên, tùy thuộc vào những mẫu rập, một số phần bạn có thể cắt hai mảnh với 1 phần giữa phía sau và 1 mảnh giữa phía trước, hay nhiều phần khác cũng cắt 2 mảnh dựa trên những đường gấp của vải không thừa đường may.
Bước 3: May các mảnh vải áo corset
Bước tiếp theo trong cách may áo corset chính là tiến hành may những mảnh vải đã chuẩn bị ở bước trên. Cụ thể:
Ghim các mảnh với nhau
Mọi người tiến hành gắn hết những mảnh vải đã chuẩn bị với nhau dựa trên hướng dẫn của mẫu rập. Ở đây bạn cần phải gắn cố định những mảnh vải để đảm bảo quá trình may không bị xô lệch. Hoặc có thể dùng mũi khâu lước để kết nối các mảnh vải với nhau chắc chắn hơn.
Nếu những đường nối trùng khớp, mọi người có thể tiến hành chập những mép trên của mảnh vải rồi điều chỉnh máy may trước khi may mà không cần khâu lược hay ghim.
Ráp các mảnh vải với nhau
Tiếp đến, mọi người sẽ dùng mũi khâu thật khít để ráp những mảnh vải trên theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới, khi may nên may chậm rãi dọc theo vải và lưu ý giữ vải để chúng không bị xê dịch hay dúm lại. Sau khi hoàn tật bạn sẽ được 2 nửa corset.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý khi ráp các mảnh vải đúng hướng dẫn khi may. Để tránh nhầm lẫn thì bạn nên dùng phấn vải để đánh dấu.
Là cho hai mép vải của đường may mở ra hai bên
Sau khi đã hoàn tất được các đường nối ở những mảnh vải, mọi người cần là cho hai mép vải mở ra rồi ép sát xuống mặt trái của áo nịt bụng, rồi cắt bớt vải thừa. Đồng thời cũng nên chú ý bạn cũng có thể ép đường may trong lúc may để tiết kiệm thời gian.
Khâu viền các mép vải để chống tưa
Tiếp theo bạn sẽ không may nối những mảnh áo corset, thay vào đó sẽ dùng dây thắt phía sau và nẹp khóa cài để gắn vào nhau, nên bạn sẽ phải khâu viền những mép vải đó sao cho gọn. Lưu ý đừng khâu viền mép dưới và trên của áo, vì những mép này sẽ phải may nẹp viền.
Khâu đai gia cố eo
Để dần hoàn thiện cách may áo corset, bạn tiến hành cắt hai mảnh dây dệt cho hai nửa corset đã tạo, rồi đặt ngang qua đường căng nhất trên áo. Sau đó tiến hành khâu lược dây đai eo vào đường may phía mặt trái của áo.
Ở bước này, bạn có thể dùng ruy bằng hoặc dây dết bản rộng khoảng 2cm để làm đai eo. Lưu ý, bạn cần phải lấy số do của eo mẫu rồi cộng thêm 5cm và chia cho 2 để tìm độ dài chính xác của dây đai eo. Tiếp đến sẽ cắt hai mảnh dây dài bằng nhau để tiến hành may cho hai nửa corset tương ứng.
Trong quá trình khâu dây đai eo, mọi người cần phải đam bảo hai nửa corset khớp với nhau bằng việc xếp cho bằng hai bên.
Bước 4: May áo corset thêm gọng xương cá, nẹp viền và nẹp khoá cài
Tới bước này đã dần hoàn thiện chiếc áo corset, nhưng cũng là bước khó nhất nên mọi người cần có sự tỷ mỉ để tạo nên thành phẩm hoàn hảo. Cụ thể:
May khe luồn gọng xương cá
Bạn tiến hành gấp hai mếp của băng vải vào giữa mặt sau rồi tiến hành may vào giữa từng mảnh những đường khe khoảng 1cm để luồn gọng xương cá. Nếu muốn có ít đường may trên corset, mọi người có thể may dọc dựa vào những đường may có sẵn.
Hay bạn sẽ cùng một dải vải khoảng 2.5cm để tiến hành may khe luồn gọng xương cá cũng được.
May nẹp khoá cài corset bên phải
Mọi người sẽ tiến hành lật mặt phía trong của nửa bên phải áo đã thực hiện rồi dùng phấn để vẽ đường may nép khóa cài corset cách mép khoảng 1.5cm. Rồi bạn tiến hành đặt phần nẹp khóa cái này vào dọc theo đường may, hoặc cách mép trên áo khoảng 2cm. Lưu ý, khi may bạn phải thấy được mặt trái của nẹp khóa cài rồi may dọc theo nẹp đó để có thể đính vào corset.
Đối với nẹp khóa cài này đơn thuần là thanh nẹp có thể móc hoặc khuyết với những nút hoặc móc cài phía trước áo để gắn với nhau. Mọi người có thể mua sẵn ở những cửa hàng phụ liệu may mặc.
Khâu nút cài
Tiếp đến, mọi người sẽ tiến hành lựa chọn những nút kim loại nhỏ phù hợp với những lỗ khuyết đã tạo trên nẹp khóa cài đảm bảo thẳng hàng với nép khóa phía bên phải. Rồi bạn sẽ tiến hành đính những nút này vào gần mép vải phía mặt trái ở mặt sau của áo.
May nẹp viền dưới gấu
Đây được xem là bước viền lại áo corset, cũng như tiến hành giấu những mép vải thừa. Nếu bạn chọn da thật hoặc da giả làm nẹp viên thì phải đặt băng keo vải tan trong nước dọc theo mép dưới bên ngoài của mảnh áo, rồi tiến hành ép nẹp viền vào băng keo và gấp qua mép vải để dán chúng vào trong mảnh corset. Ngoài ra, mọi người cũng có thể dùng nẹp vải cotton, sa tanh hay nẹp viền vải chéo làm sẵn để tiết kiệm hơn.
May nẹp viền
Tới bước may áo corset này, bạn sẽ phải dùng máy khâu với mũi khâu thẳng để tiến hành may nẹp viền đính vào corset. Lúc này, mọi người sẽ chỉ viền ở phía dưới gấu áo, đồng thời sẽ phải luồn gọng xương cá vào áo trước khi phần trên hoàn thiện.
Luồn gọng xương cá
Bạn tiến hành đo chiều dài của khe luồn gọng xương cá rồi phải cắt chúng phù hợp với chiều dài áo và trừ đi khoảng 1.5cm ở mép dưới và trên, rồi tiến hành luồn vào những khe đã may sẵn. Ở bước này, bạn có thể tự mua hoặc cắt gọng để phù hợp hơn.
Ngoài ra, mọi người có thể dùng gọn thép lò xo hay gọng thép xoắn để giúp việc uốn khi luồn vào khe một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, để phòng đầu gọng thép sắc dễ gây khó chịu khi mặc corset, mọi người có thể dùng keo thủ công hay keo nóng để gắn vào hai đầu gọng thép.
Cuối cùng bạn sẽ may nẹp viền mép trên của corset với kỹ thuật may tương tự như may nẹp viền trên của áo.
Bước 5: Hoàn tất cách may áo corset
Tới bước này thì xem như chiếc áo corset do bạn tự tay cắt may đã gần hoàn thiện. Vậy nên, bạn cần phải:
Đính lỗ xâu dây
Mọi người tiến hành đặt những lô xây dây trên corset với khoảng cách 2.5cm dọc theo hai bên lưng gần mép áo. Khi đến gần đoạn eo, mọi người sẽ đặt 4 cặp lỗ xây dây gần nhau hơn. Về phần lỗ xây dây này bạn có thể mua sẵn ở cửa hàng.
Lưu ý, lỗ xâu dây ở đây chính là những lỗ phía sau lưng corset để hỗ trợ việc cột dây, điều chỉnh kích thước áo. Mọi người có thể dùng dùi xây vải hay dùi đục của thợ giày để đục lỗ xây dây. Đồng thời có thể dùng búa cao su để gõ các lỗ xâu dây chắc chắn hơn ở hai bên.
Xâu dây thắt corset
Bạn bắt đầu xâu dây thắt corset từ trên xuống dưới eo theo kiểu bắt chéo. Sau đó xâu tiếp từ dưới lên trên cùng kiểu chéo và dừng tại phần eo. Lúc này, bạn có thể thắt sợi dây với nhau theo kiểu nơ hay kiểu đơn giản tùy thích.
Ở công đoạn này thường sẽ cần khoảng 4.5m dây, hoặc bạn có thể thay thế bằng dây ruy bằng, dây dệt cổ điển,… tùy theo sở thích của mình.
Mặc corset
Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu mặc áo corset vừa may lên mẫu rập đã chuẩn bị. Khi mặc thì mép trên của áo sẽ bắt đầu ở vùng đầu ngực, mép dưới kéo dài qua hông và không bị tuột lên. Đồng thời, nịt chặt eo corset bằng cách sẽ kéo những vòng dây thắt tương ứng sau eo.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn cách may áo corset đơn giản từ A – Z để mọi người tham khảo. Nhìn chung, kiểu áo này có cách may khá khó, đòi hỏi bạn cần phải theo học những lớp chuyên nghiệp mới có thể hoàn thành được sản phẩm hoàn chỉnh.
Vậy nên, nếu bạn đang tìm cho mình khóa học cắt may chuyên nghiệp, bài bản thì Luvinus là điểm đến dành cho bạn. Đây là trung tâm đào tạo các khóa học cắt may cơ bản đến nâng cao, đáp ứng mọi nhu cầu học ngành may và thiết kế của mọi người.
>>> Xem thêm : Khóa học cơ bản ứng dụng
Với môi trường học tập chuyên nghiệp, đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ, giáo trình học bài bản cùng với đội ngũ giảng viên và trợ giảng giàu kinh nghiệm sẽ giúp mọi người cắt may áo corset nói riêng, các mẫu thiết kế khác nói chung một cách hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. Vậy nên, để học thiết kế thời trang chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với Luvinus để được hỗ trợ tư vấn chu đáo nhất nhé.